Luật sư trả lời về đáo hạn ngân hàng:
1. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng 2010
2. Luật sư tư vấn về đáo hạn ngân hàng:
Do bạn không trình bày rõ ràng, đầy đủ nên chúng tôi khó đưa được ra nhận định đúng đắn cho vấn đề trên. Chúng tôi chưa biết bên Miaset mà bạn nhắc đến đó là loại hình cho vay vốn hay cá nhân hay tổ chức tín dụng cho vay. Bạn có thỏa thuận giao kết hợp đồng vay vốn về vấn đề đáo hạn ngân hàng với bên Miaset như thế nào, và Miaset và VP Bank có thỏa thuận cho vay nào không đối với khách hàng. Do đó, chúng tôi chỉ có thể khuyên bạn nên gặp và hỏi trực tiếp VP Bank để được họ giải đáp trực tiếp về đáo hạn ngân hàng.
Như vậy, mỗi một tổ chức tín dụng (ngân hàng) lại có 1 quy định riêng cho vấn đề cho vay vốn đến khách hàng. Tâm lý chung một số người vay vốn là thích ''ăn xổi ở thì'' chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, không suy nghĩ đến chuyện lâu dài... Để tránh tình trạng vay nợ chồng chất, ''lãi mẹ đẻ lãi con'', dễ lâm vào cảnh túng quẫn, mất khả năng trả nợ với căn cứ vào các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp nên VP Bank yêu cầu bạn thanh toán hết bên Miaset rồi mới cho đáo hạn tiếp cũng là phù hợp với các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn thêm như sau:
Khi nào thì người ta cần đến đáo hạn vay vốn ngân hàng ?
Trong thời gian vay vốn ngân hàng, không ít khách hàng gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán nợ do làm ăn, kinh doanh thua lỗ hoặc gặp phải một biến cố nào đó dẫn đến việc chậm trễ trả nợ. Lúc này, người đi vay không chỉ nhận mức lãi phạt cao mà còn có thể bị ngân hàng khởi kiện ra tòa do không thực hiện đúng như cam kết đã ghi trong hợp đồng vay vốn. Bước đường cùng cho người đi vay là lúc tài sản thế chấp bị ngân hàng phát mãi để thu hồi nợ. Đó là một bi kịch đối với bất kì người đi vay nào.
Chính vì vậy, thị trường đã dần xuất hiện nhiều hơn các công ty/ dịch vụ trung gian chuyên nhận đáo nợ vay vốn ngân hàng, giải chấp, tháo gỡ các hồ sơ vay xấu,…
Từ đó giúp khách hàng có thể tiếp tục vay khoản vay mới cho công việc kinh doanh, hoặc những mục đích cá nhân khác.
Theo khảo sát của Luật Minh Khuê, hiện nay có các hình thức đáo hạn vay vốn ngân hàng phổ biến nhất là:
- Đáo hạn tại chỗ: đáo hạn tại ngân hàng bạn đang vay vốn bằng cách gia hạn một hợp đồng tín dụng mới.
- Đáo hạn chuyên vùng: Đáo hạn giữa nhiều ngân hàng khác nhau.
- Vay rút sổ bên ngoài để đưa vào ngân hàng.
- Vay ứng trước để mua tài sản và thế chấp vào ngân hàng.
Tất cả các hình thức trên đều hướng đến mục đích cuối cùng là giải chấp tài sản, chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ, thanh lý nợ gốc.
Thủ tục đáo hạn ngân hàng và vay vốn ngân hàng thế nào ?
Hồ sơ thủ tục vay đáo hạn ngân hàng sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị thực hiện và thường có các loại giấy tờ như sau:
- Hồ sơ vay ngân hàng bản sao
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như sổ đỏ, giấy đăng ký xe ô tô,… bản sao.
- Giấy phép đăng kí kinh doanh nếu là doanh nghiệp
- Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay
- Giấy nhận nợ…
Mức lãi suất đáo hạn vay vốn ngân hàng ?
Trên nguyên tắc thời hạn vay càng dài thì mức lãi suất vay đáo hạn ngân hàng sẽ càng cao. Ví dụ nếu chỉ vay trong 1 - 3 ngày thì mức lãi suất thường là 1% ngày, nếu vay trong 3 - 5 ngày thì áp dụng lãi suất 0.7 - 0.8% ngày. Mức lãi suất thấp nhất như 0.4% ngày chỉ thường áp dụng cho những mức vay lớn hàng tỷ đồng.
Trân trọng.